Diễn biến Tiến trình phát tán của virus cúm gia cầm

Tổng kết thiệt hại về người

Số trường hợp nhiễm virus cúm gia cầm chủng H5N1
sửa
Quốc giaThời điểm thống kê
20032004200520062007200820092010201120122013Tổng số
Ai Cậpnhiễm00018258392939111170
tử vong0001094413155161
Azerbaijannhiễm000800000008
tử vong000500000005
Bangladeshnhiễm00000100236
tử vong00000000000
Campuchianhiễm0042111183930
tử vong0042100183827
Indonesianhiễm00205542242191290192
tử vong00134537201971090160
Djiboutinhiễm000100000001
tử vong000000000000
Iraqnhiễm000300000003
tử vong000200000002
Làonhiễm000020000002
tử vong000020000002
Myanmarnhiễm000010010001
tử vong000000000000
Nigerianhiễm000010000001
tử vong000010000001
Pakistannhiễm000030000003
tử vong000010000001
Thái Lannhiễm01753000000025
tử vong01223000000017
Thổ Nhĩ Kỳnhiễm00012000000012
tử vong000400000004
Việt Namnhiễm3296108657042124
tử vong320190555202162
Trung Quốcnhiễm10813547212245
tử vong1058344111230
Tổng sốnhiễm4469811588447348623212622
tử vong432437959333224342011371
Tỉ lệ tử vong: 59.65%
Nguồn: Communicable Disease Surveillance & Response (CSR), World Health Organization (WHO).


Việt Nam

Sự bùng phát dịch do chim di cư gây ra trong tháng 1 năm 2005 đã ảnh hưởng tới 33/64 tỉnh thành tại Việt Nam, dẫn đến buộc phải tiêu hủy gần 1,2 triệu con gia cầm. Hơn 140 triệu con gia cầm đã bị chết hoặc bị tiêu hủy do đợt dịch này.

Việt Nam và Thái Lan đã có một vài trường hợp nhiễm bệnh riêng lẻ được khẳng định do virus truyền từ người sang người. Trong một trường hợp, người bệnh đầu tiên, bị nhiễm từ gia cầm, được mẹ của cô chăm sóc sau đó 5 ngày đã chết. Rất nhanh sau đó, người mẹ bị ốm và chết. Tháng 3 năm 2005, người ta phát hiện rằng 2 người y tá đã chăm sóc các bệnh nhân cúm gia cầm có phản ứng xét nghiệm dương tính.

Kể từ 17 tháng 5, đợt bùng phát dịch đã làm tử vong gần 50 người ở châu Á, nhiều nhất là tại Việt Nam. Những quan tâm của các nhà nghiên cứu y tế đó là tỷ lệ tử vong tại Việt Nam đã giảm xuống đáng kể, tử nhiều hơn 65% xuống còn 35% trong một năm. Virus càng trở nên ít độc lực thì nó càng dễ gây ra đại dịch toàn cầu. Chẳng hạn như tỷ lệ tử vong của đại dịch cúm ở Tây Ban Nha năm 1918 chỉ ít hơn 5%.

Tháng 8, Tổ chức Y tế Thế giới khẳng định có 3 ca nhiễm H5N1 mới ở Việt Nam. Hai trong ba trường hợp này đã tử vong.

Tháng 9, các quan chức Việt Nam thông báo về một trường hợp mới tử vong do nhiễm H5N1, nâng tổng số người Việt Nam tử vong do virus H5N1 từ giữa tháng 9 năm 2004 đến này là 21 người.

Tháng 11, thêm một trường hợp nghi nhiễm H5N1 tại Hà Nội đã được nhập viện. Bệnh nhân là nữ giới, 25 tuổi, đã ăn thịt gà trước hôm có triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, khó thở, sốt nhẹ khoảng 5 ngày. Hiện nay, phim chụp phổi cho thấy bệnh nhân bị tràn khí màng phổi hai bên, phổi tổn thương nặng, ở cả hai lá phổi xuất hiện những chấm trắng mờ. Bệnh nhân khó thở nặng, không bị sốt cao (37,2 độ C). Trường hợp này chưa được khẳng định bằng thí nghiệm chẩn đoán H5N1.

Ngày 29 tháng 10, một nam bệnh nhân, 35 tuổi ở Hà Nội đã tử vong sau 3 ngày nằm viện, và đã được Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương xác định là do nhiễm virus H5N1. Đồng thời, vào thời gian này dịch cúm trên gia cầm lại bắt đầu bùng phát trên cả ba miền (gồm 6 tỉnh Hà Nội, Bắc Giang, Thanh Hoá, Quảng Nam, Bạc LiêuĐồng Tháp .

Ngày 10 tháng 11, dịch cúm trên gia cầm lan sang thêm tỉnh miền Bắc là Hưng YênHải Dương.

Đông Nam Á

Chính phủ Indonesia đã khẳng định phát hiện thấy H5N1 trong lợn.

Bộ Y tế Thái Lan đã khẳng định có thêm 1 trường hợp nhiễm H5N1. Đó là 1 cậu bé 7 tuổi từ tỉnh Kanchanaburi. Bất đầu có triệu chứng cúm từ hôm 16 tháng 10 và nhập viện hôm 19 tháng 10. Hiện giờ thể trạng cậu bé đang phục hồi. Cậu là con trai của một trường hợp nhiễm H5N1 đã bị tử vong hôm 19 tháng 10. Đó là 2 trường hợp ở Thái Lan năm nay. Tính từ khi bắt đầu dịch cúm ở châu Á, Thái lan đã có 19 trường hợp nhiễm H5N1 và chết 13 người.

Bộ Y tế Indonesia khẳng định có thêm 2 trường hợp nhiễm H5N1 mới. Trường hợp 1 là cậu bé 4 tuổi ở Đảo Sumatra thuộc tỉnh Lampung. Triệu chứng cúm được phát hiện từ hôm 4 tháng 10 đã nhập viện, nay đã bình phục hoàn toàn và trở về nhà. Cậu bé này là em của một thanh niên 25 tuổi đã khẳng định nhiễm H5N1 từ hôm 10 tháng 10 cũng sống tại Lampung. Mặc dù 2 trường hợp này đều có quan hệ huyết thống và sinh sống cạnh nhau, tuy nhiên, việc lây truyền H5N1 từ người sang người chưa được khẳng định. Trường hợp 2 là một thanh niên 23 tuôi ở Bogor,Tây Java. Anh ta nhập viện hôm 28 tháng 9 và chết hôm 30 tháng 9. Các nghiên cứu dịch tễ học cho thấy có thể nguyên nhân nhiễm H5N1 của cả hai trường hợp là từ các loài gia cầm nhiễm virus. Tính đến nay, Indonesia đã có 7 trường hợp nhiễm H5N1 và 4 trong số đó đã tử vong.

1 tháng 11: Bộ Y tế Thái lan đã khẳng định thêm 1 trường hợp nhiễm virus H5N1. Bệnh nhân là một phụ nữ khoảng 50 tuổi ở Bangkok, triệu chứng bắt đầu xuất hiện vào hôm 26 tháng 10, nhập viện hôm 29 tháng 10. Hiện vẫn đang điều trị tại bệnh viện.

Vào ngày 23 tháng 10, bệnh nhân này đã đi thăm chồng tại tỉnh Nonthaburi, phía Bắc Bangkok nơi mà các trang trại gia cầm bắt đầu bị chết do cúm mấy hôm trước. Các bác sĩ không tìm thấy nguồn gây nhiễm virus đã tiếp xúc với bệnh nhân này.

Đây là trường hợp thứ 3 ở Thailand trong vòng 1 tháng qua. Điều này trùng hợp với sự tái bùng phát dịch gia cầm H5 trong 6 tỉnh miền trung Thailand và cho thấy nguy cơ rất cao việc nhiễm virus cúm gia cầm sang người ở những quốc gia đang có dịch gia cầm.

7 tháng 11 Bộ Y tế Indonesia đã khẳng định có thêm 2 trường hợp nhiễm H5N1. Một thiếu nữ 19 tuổi ở Tangerang, gần Jakarta bắt đầu có triệu chứng từ 19 tháng 10, nhập viện hôm 26 và qua đời hôm 28 tháng 10.

Trường hợp thứ 2 là cậu em trai 8 tuổi của thiếu nữ này. Cậu ta đã có triệu chứng nhiễm cúm từ hôm 25 tháng 10, nhưng hiện nay tình trạng sức khỏe đã tốt, hiện vẫn đang nằm viện.

Nghiên cứu dịch tễ nơi cư trú của hai chị em này, người ta đã phát hiện thấy có gà chết và bị bệnh ở vùng này, và người chị đã từng đến nơi trang trại này. Kết quả điều tra vẫn đang được Bộ Nông nghiệp tiếp tục khảo sát.

Trung Quốc

Tháng 5, có nhiều tin tức từ Trung Quốc cho rằng đã có trường hợp tử vong do H5N1 nhưng chưa được khẳng định bằng xét nghiệm chẩn đoán, trong khi đó virus này đã làm chết hơn 1000 con chim di cư ở nước này.

Đầu tháng 8, một dịch cúm gia cầm H5N1 đã xảy ra ở Tây Tạng. Mông Cổ khi đó ngay lập tức thông báo khẩn cấp sau khi có 89 con chim di cư bị chết ở 2 hồ nước phía bắc nước này.

Châu Âu 2005

Cả NgaKazakhstan đều thông báo về dịch cúm gia cầm ở cuối tháng 7 năm nay, và khẳng định tác nhân là H5N1 vào tháng 8. Dịch bệnh ở hai nước này được cho là do những loài gia cầm đã nhiễm virus từ những con chim cú di cư khi sử dụng chung nguồn nước.

Tháng 10, Hy Lạp trở thành nước EU đầu tiên xuất hiện nhiễm cúm gia cầm, khi Viện nghiên cứu nước này tìm thấy virus từ gà tây, đây là một chủng virus H5 nhưng không kiểm định là có phải H5N1. Đến giữa tháng 10, WHO đã khẳng định virus H5N1 đã có mặt trong mẫu gia cầm của Thổ Nhĩ KỳRumania.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tiến trình phát tán của virus cúm gia cầm http://www.boston.com/news/world/asia/articles/200... http://www.prepare-for-bird-flu.com/ http://home.san.rr.com/earlybird/BF_PSA.pdf http://home.san.rr.com/earlybird/Emergency%20Kit.x... http://www.ndu.edu/ctnsp/Bird_flu.htm http://www.who.int/csr/disease/avian_influenza/cou... http://vnexpress.net/Topic/?ID=2326 http://vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2005/11/3B9E3D... http://www.bbc.co.uk/vietnamese/specials/1623_bird... http://www.dantri.com.vn/Sukien/2005/11/87004.vip